[Bạn đang tìm kiếm] Kinh nghiệm làm nhà, xây homestay từ A đến Z

[Bạn đang tìm kiếm] Kinh nghiệm làm nhà, xây homestay từ A đến Z

16 Tháng Tám, 2021 AMD content

Homestay đang là mô hình được nhiều người ưa chuộng bởi sự mới lạ và độc đáo nhưng rất tiện nghi mà nó mang lại. Tuy nhiên để xây homestay một cách chỉnh chu nhất không phải ai cũng làm được. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn về kinh nghiệm làm nhà, xây dựng homestay từ A đến Z nhé!

Kinh nghiệm làm homestay – ý tưởng và kế hoạch xây dựng homestay

Ý tưởng xây dựng homestay  

Đầu tiên để làm homestay bạn cần lên ý tưởng xây dựng cho homestay của mình để đảm bảo rằng ngôi nhà được xây dựng đúng theo phong cách mà bạn mong muốn. Cần lên ý tưởng độc đáo, đặc biệt khi xây dựng. 

Với phong cách mới lạ và thú vị này homestay của bạn sẽ mang một chất riêng, không bị trùng lặp với những nơi khác. Nhiều người yêu thích, tìm đến homestay của bạn bởi phong cách khác biệt này cũng là điều tự nhiên mà thôi.

Ý tưởng xây dựng homestay

Kế hoạch xây dựng

Làm sao để việc xây dựng diễn ra một cách trơn tru? Câu trả lời là bạn phải có một kế hoạch bài bản và chỉnh chu. 

Vậy khi làm một bản kế hoạch xây dựng homestay cần có các yếu tố nào?

Khi lập kế hoạch làm homestay, bạn cần phải xác định được: địa điểm xây dựng ở đâu, quy mô homestay như thế nào, cách thức xây dựng ra sao, nguồn vốn từ đâu và chi phí cho việc xây dựng là bao nhiêu.

Kế hoạch xây dựng homestay

Xây dựng ở đâu?

Để xây dựng 1 công trình nào đó thì tất nhiên là phải có địa điểm xây dựng. Bạn định xây homestay của bạn ở đâu? Ngay trên mảnh đất của nhà bạn hay đi mua đất thuê đất tại một địa điểm du lịch nào đó? Trong bản kế hoạch của bạn phải xác định rõ địa điểm xây dựng.

Địa điểm là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến khả năng kinh doanh của homestay sau này. Khi chọn địa điểm xây dựng homestay bạn cần lưu ý một số vấn đề:

  • Cần chọn địa điểm đẹp, có tiềm năng thu hút nhiều khách du lịch.
  • Địa điểm tiềm năng nhưng cũng phải có ít sự cạnh tranh từ các dịch vụ du lịch khác.
Vị trí xây dựng homestay
Một vị trí đẹp và thuận tiện sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc xây dựng và kinh doanh homestay

Quy mô xây dựng như thế nào?

  • Bạn dự định xây dựng một homestay to hay nhỏ?
  • Tổng diện tích là bao nhiêu mét vuông?
  • Có bao nhiêu phòng nghỉ?
  • Trong phòng nghỉ có WC riêng hay xây dựng WC chung?
  • Mỗi phòng rộng bao nhiêu?

Đây là những câu hỏi cơ bản nhất về quy mô homestay mà bạn phải trả lời được khi xây dựng bản kế hoạch làm homestay của bạn.

Quy mô homestay
Homestay của bạn sẽ có bao nhiêu phòng?

Cách thức xây dựng 

Hiện nay, có hai cách để xây dựng homestay là theo cách truyền thống và xây theo kiểu nhà lắp ghép.

  • Xây dựng theo cách truyền thống, homestay sẽ được xây dựng chủ yếu bằng bê tông cốt thép như một ngôi nhà bình thường. Nguyên vật liệu chủ yếu để xây nhà bằng đá, cát, sỏi, xi măng, gạch ngói,..
  • Xây dựng theo kiểu nhà lắp ghép, các bộ phận của ngôi nhà sẽ được lắp ghép với nhau tại công xưởng và mang đến lắp đặp tại địa điểm xây dựng. Các vật liệu chủ yếu để xây nhà bằng bê tông nhẹ, tấm xi măng, tấm ốp tường Conwood, tấm Smartwood, tấm Panel PU…

Trong bất cứ một bản kế hoạch xây dựng homestay nào chủ đầu tư cũng cần phải xác định được cách thức xây dựng là gì?

Vậy, xây dựng homestay theo cách nào là hiệu quả? Câu trả lời sẽ có ở phần Kinh nghiệm xây dựng homestay – cách xây dựng của bài viết này.

Chi phí xây dựng

Người lập kế hoạch cần liệt kê chi tiết, đầy đủ những chi phí cần thiết để xây dựng homestay. Mục đích của việc này là để dự đoán những mức chi phí cơ bản, chuẩn bị nguồn vốn tương ứng.

Các chi phí này sẽ được giới thiệu chi tiết ở phần sau của bài viết.

Nguồn vốn xây dựng

Để xây dựng homestay cần bao nhiêu vốn? Từ những chi phí mà bạn đã hoạch định ra thì có thể dự trù được nguồn vốn tối thiểu cần có là khoảng bao nhiêu.

Nguồn vốn từ những nguồn nào? Nếu thu nhập của bạn hiện có chưa đủ thì có thể huy động, vay mượn từ người thân, bạn bè, vay ngân hàng… hay không?

Như vậy, trong bản kế hoạch của mình, bạn cũng cần xác định được nguồn vốn cần thiết là bao nhiêu? Và được huy động từ những nguồn nào?

Kinh nghiệm xây dựng homestay – cách xây dựng

Cách xây dựng homestay với kiểu nhà truyền thống

Bạn muốn xây dựng theo kiểu nhà truyền thống cần đảm bảo những bước thực hiện sau:

  • Bước 1: Lập ra ý tưởng và kế hoạch xây nhà homestay. 
  • Bước 2: Tìm kiến trúc sư phù hợp để thiết kế bản vẽ lên chi phí
  • Bước 3: Thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc xây dựng ngôi nhà homestay của mình
  • Bước 4: Liên hệ bên thi công xây dựng, cơ điện…
  • Bước 5: Mua vật tư
  • Bước 6: Thi công công trình xây dựng homestay
  • Bước 7: Lắp đặt các nội thất trong căn nhà
  • Bước 8: Hoàn thành công trình

Cách làm homestay với nhà lắp ghép

  • Bước 1: Lên ý tưởng thiết kế cho ngôi nhà của mình như thế nào cho phù hợp.
  • Bước 2: Xem mẫu nhà và lựa chọn mẫu nhà phù hợp
  • Bước 3: Thủ tục pháp lý
  • Bước 4: Homestay sẽ được lắp đặt tại nhà máy và mang đến địa điểm xây dựng để thi công
  • Bước 5: Hoàn thiện nội thất ngôi nhà
  • Bước 6: Hoàn thành và bàn giao nhà
Làm homestay với nhà lắp ghép
Làm homestay với nhà lắp ghép

Tham khảo ngay một số sản phẩm nhà lắp ghép đẹp để làm homestay của AMD

Nên xây dựng theo cách nào 

Xây theo cách truyền thống Làm nhà homestay lắp ghép
Ưu điểm
  • Chắc chắn và kiên cố, khả năng chịu lực tốt
  • Tuổi thọ cao hơn
  • Thời gian hoàn thành nhanh
  • Giá thành thường rẻ hơn
  • Thân thiện với môi trường
  • Dễ dàng sửa chữa, nâng cấp
  • Có tính thẩm mỹ cao
Nhược điểm
  • Chi phí cao hơn
  • Thời gian xây dựng lâu
  • Giá trị nhà bị giảm nhanh
  • Độ bền phụ thuộc vào đơn vị cung cấp
  • Tuổi thọ thường thấp hơn

Nói chung lựa chọn làm homestay theo phong cách truyền thống hay nhà lắp ghép thì còn tùy thuộc vào từng sở thích và mục đích của mỗi người. 

Kinh nghiệm xây homestay – Chi phí xây dựng

Các chi phí cần có khi làm nhà homestay gồm có:

  • Chi phí mua đất hoặc thuê mặt bằng (nếu chưa có mặt bằng)
  • Chi phí thủ tục pháp lý
  • Chi phí thuê kiến trúc sư, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí thuê nhà thầu, nhân công (với cách xây nhà truyền thống)
  • Chi phí mua nhà lắp ghép (với cách xây nhà lắp ghép)
  • Chi phí mua sắm nội thất
  • Chi phí cho ngoại thất
  • Chi phí điện, nước trong quá trình xây nhà
  • Các chi phí khác, phát sinh trong quá trình xây dựng homestay…

Tham khảo thêm thông tin chi tiết về các chi phí xây dựng homestay

Bạn có thể lựa chọn những nguyên vật liệu với mức giá vừa phải với túi tiền của mình. Tận dụng những nguyên liệu hoặc tái chế chúng cũng có thể tiết kiệm một khoản kha khá đấy. Đặc biệt bạn nên tham khảo và lựa chọn nhà thầu, kiến trúc sư, nhà cung cấp có độ uy tín cao với mức chi phí tối ưu nhất có thể.

Những kinh nghiệm xây dựng homestay mà kiến trúc AMD chia sẻ hy vọng mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Truy cập vào https://amdmodular.com/ để tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Chia sẻ tin