Tất tần tật chi phí xây dựng 1 homestay – 3 tip giúp tiết kiệm chi phí

Tất tần tật chi phí xây dựng 1 homestay – 3 tip giúp tiết kiệm chi phí

19 Tháng Tám, 2021 AMD content

Ở Việt Nam có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Chính vì vậy homestay ngày càng mọc nhiều để đáp ứng nhu cầu cho du khách lưu trú. Rất nhiều người muốn khởi nghiệp với mô hình này nhưng chưa rõ về chi phí thiết kế, chi phí xây dựng 1 homestay bao gồm những gì? Bài viết dưới đây tổng hợp chi tiết những khoản chi phí khi thiết kế, xây dựng homestay để bạn rõ hơn nhé!

Tổng hợp chi phí xây dựng 1 homestay

Chi phí mua đất hoặc thuê mặt bằng khi làm homestay (nếu chưa có mặt bằng)

Để xây được homestay, điều quan trọng nhất là cần có mặt bằng. Vì vậy chi phí mua hoặc thuê đất phải được xét đến đầu tiên. Đây cũng là một trong những chi phí lớn khi xây dựng 1 homestay.

Chi phí xây dựng 1 homestay
Bạn cần mua hoặc thuê một mặt bằng để xây dựng homestay (Nguồn ảnh: unsplash.com)

Việc thuê hay mua đất sẽ phụ thuộc vào nguồn vốn của bạn.

Hiện nay, giá đất khá cao, và chênh lệch nhiều trong khu vực, đặc biệt là ở các khu vực du lịch nổi tiếng.

  • Giá đất ở phố cổ Hà Nội: trung bình 1 tỷ đồng/ m²
  • Giá đất ở Ba Vì Hà Nội: 2 – 10 triệu đồng/ m²
  • Giá đất ở Sóc Sơn Hà Nội: 4 – 12 triệu đồng/ m²
  • Giá đất ở Sa Pa: 2 – 200 triệu đồng/ m²
  • Giá đất ở Đà Lạt: 5 – 100 triệu đồng/ m²

Bạn cần tìm hiểu và tham khảo giá thật kỹ để mua, thuê được những mảnh đất phù hợp với giá cả phải chăng.

Chi phí thủ tục pháp lý khi xây homestay

Để xây dựng homestay, bạn cần xin giấy phép xây dựng homestay. Lệ phí xin giấy phép xây dựng đối với homestay là 100.000 VNĐ/giấy phép. Trong trường hợp bạn không am hiểu về các thủ tục này thì có thể đi thuê các văn phòng luật, bạn sẽ phải trả phí cho họ.

Chi phí thiết kế homestay

Tính thẩm mỹ là một trong những điều kiện quan trọng nhất, quyết định homestay có thu hút được khách du lịch hay không. Một homestay đẹp mắt từ tổng thể đến chi tiết, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì chắn chắn sẽ có thể có nhiều khách hàng. Nếu không có năng khiếu trong lĩnh vực này, thì bạn nên thuê kiến trúc sư để họ thiết kế cho bạn. Như vậy, sẽ cần phải tốn một khoản cho chi phí thiết kế homestay.

Chi phí thiết kế
Bản thiết kế homestay

Tùy theo yêu cầu của bạn, diện tích của homestay và độ nổi tiếng của kiến trúc sư thì mức chi phí này sẽ khác nhau. Bạn nên tham khảo những nơi uy tín, tìm hiểu về phong cách thiết kế của họ để có được một bản thiết kế phù hợp nhất với ý tưởng homestay của bạn.

Tham khảo ngay các mẫu nhà lắp ghép modular tại AMD, miễn phí thiết kế nhà giúp tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng homestay.

Chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí thuê nhà thầu, nhân công

Công đoạn thi công xây dựng sẽ chiếm một lượng lớn ngân sách của bạn. Bạn có thể thuê trọn gói với đơn vị thiết kế bạn đã hợp tác. Hoặc tìm một đội ngũ thi công riêng.

Chi phí cho nguyên vật liệu cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào chất lượng của nguyên vật liệu. Tuy nhiên để có thể sử dụng lâu dài bạn nên chọn những nguyên liệu tốt cho homestay của mình.

Chi phí điện, nước trong quá trình xây homestay

Khi xây dựng cần khá nhiều điện và nước, đây cũng là một khoản chi phí cần liệt kê vào chi phí xây dựng homestay của bạn.

Chi phí mua sắm nội thất khi xây dựng 1 homestay

Để hoàn thiện homestay bạn cần mua sắm và trang trí các đồ dùng nội thất cho hợp lý, bắt mắt. Tùy theo phong cách thiết kế ngay từ đầu bạn chọn thì mua sắm đồ nội thất sao cho tương đồng về kiểu dáng, màu sắc và chất liệu.

Ngoài ra bạn cần chuẩn bị những đồ dùng cơ bản cho các phòng.

  • Ví dụ như ở phòng ngủ thì cần mua giường, đệm, chăn, ga, gói, tủ quần áo, quạt, điều hòa, máy sưởi…
  • Ở nhà vệ sinh cần có bồn cầu, vòi hoa sen, dầu gội, khăn tắm, xà bông…
  • Ở phòng bếp cần mua sắm đồ dùng nấu ăn và đặc biệt là bình chữa cháy để đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy, du khách yên tâm khi nghỉ ngơi.
Chi phí nội thất
Nội thất phòng ngủ homestay (unsplash.com)

Hãy liệt kê tất cả các đồ đạc cần thiết cho homestay của bạn và tra giá của từng món một, bạn sẽ biết chính xác chi phí cho phần nội thất này.

Chi phí cho ngoại thất khi xây 1 homestay

Trang trí ngoại thất mang lại không gian hài hòa, thư giãn tổng thể cho homestay của bạn. Nó có thể quyết định được homestay đẹp hay là xấu. Thông thường một không gian đẹp cần có nhiều cây xanh, nhiều loại hoa và các chi tiết khác như bể cá, xích đu, bàn ghế ngắm cảnh… Tuy nhiên, tùy theo phong cách thiết kế mà bạn chọn những đồ dùng trang trí phù hợp, bắt mắt hài hòa cho homestay của mình. Để có một khu vực ngoại thất đẹp, thì cũng sẽ tốn một khoản chi phí không nhỏ.

Chi phí ngoại thất
Cần đầu tư trang trí ngoại thất cho homestay (Nguồn ảnh: Facebook)

Các chi phí khác, phát sinh trong quá trình xây dựng homestay

Trong quá trình xây dựng, có thể phát sinh thêm 1 vài chi phí khác, bạn nên có khoản dự phòng cho những chi phí phát sinh bất ngờ.

Chi phí tối thiểu để xây dựng 1 homestay

Tùy thuộc vào bạn xây homestay theo kiểu nhà truyền thống hay kiểu nhà lắp ghép. Với kiểu nhà truyền thống còn phụ thuộc vào bạn xây với diện tích như thế nào, địa chỉ ở đâu, bao nhiêu tầng, bao nhiêu phòng, trang trí nội thất, ngoại thất ra sao…

Đối với các địa chỉ du lịch nổi tiếng tập trung ở thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Lạt thì mức chi phí tối thiểu bạn cần bỏ ra sẽ rơi vào khoảng 2 – 4 tỷ đồng, còn những khu vực khác có thể khoảng 500 – 1 tỷ đồng triệu để xây mới hoàn toàn 1 homestay.

Tips tối ưu chi phí làm homestay

Việc xây dựng homestay sẽ tốn khá nhiều chi phí nếu bạn không biết cách điều chỉnh hợp lý. Dưới đây là một số mẹo để bạn tối ưu được chi phí.

  • Tip 1: Nếu không đủ kinh phí để xây nhà mới thì thuê nhà có sẵn để kinh doanh homestay là sự lựa chọn thông minh. Khi ký hợp đồng thuê nhà bạn nên thỏa thuận ký thời gian dài hạn khoảng 3 – 5 năm, các điều khoản hợp đồng nên rõ ràng tránh mâu thuẫn.
  • Tip 2: Sử dụng nhà lắp ghép để làm homestay sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí xây nhà homestay rất nhiều so với xây dựng một căn nhà truyền thống. Bạn sẽ không phải mất phí thiết kế, phí nhân công hay nguyên vật liệu. Chi phí dao động như thế nào còn phụ thuộc vào kiểu nhà lắp ghép, thiết kế nhưng chỉ khoảng 100 – 200 triệu đồng bạn cũng có thể sở hữu một nhà lắp ghép homestay hoàn chỉnh đẹp mắt rồi. Đặc biệt, với nhà lắp ghép AMD bạn còn được miễn phí lắp đặt, vận chuyển.
Nhà lắp ghép homestay
Sử dụng nhà lắp ghép để xây dựng homestay sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn
  • Tip 3: Tự thiết kế, lắp đặt nội và ngoại thất cho homestay, tận dụng những đồ vật tái chế để trang trí. Hiện nay có rất nhiều homestay được trang trí bằng những đồ vật tái chế, từ những chậu cây nhỏ xinh bằng chai nhựa, bàn ghế được tái chế từ lốp xe… không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn mang đến sự độc đáo cho homestay của bạn.

Trên đây kiến trúc AMD đã tổng hợp chi phí xây dựng 1 homestay từ A – Z cho bạn tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ này bạn sẽ có những định hướng cho mình khi thực hiện xây homestay. Để biết nhiều thông tin chi tiết hơn bạn hãy truy cập vào website của chúng tôi: https://amdmodular.com/.

Chia sẻ tin