Mô hình kinh doanh homestay là một trong những mô hình kinh doanh đang phát triển trong những năm gần đây. Homestay nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của du khách trong nước và nước ngoài. Chính vì vậy nhiều nhà đầu tư cũng nhanh chóng nắm bắt xu hướng, xây dựng dự án kinh doanh homestay cho mình. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng xác định đúng hướng đi cho dự án kinh doanh của mình. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn các yếu tố cần xác định trong một dự án kinh doanh homestay.
Dự án kinh doanh homestay là gì?
Dự án kinh doanh homestay là tổng hợp tất cả các công việc, hoạt động có mối liên quan đến việc kinh doanh homestay, được thực hiện theo kế hoạch nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, trong khoảng thời gian dự kiến và với nguồn vốn dự kiến.
Các yếu tố cần xác định trong một dự án kinh doanh homestay
Để xây dựng một dự án kinh doanh homestay, chủ đầu tư cần đảm bảo các yếu tố sau đây:
Mục tiêu của dự án kinh doanh homestay
Điều đầu tiên cần xác định mục tiêu kinh doanh, xây dựng homestay là gì?
Mục tiêu của chủ đầu tư khi kinh doanh homestay đa phần là vì lợi nhuận. Vì nếu không có lợi nhuận thì chẳng ai kinh doanh cả.
Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận cần xác định cụ thể như thế nào. Ví dụ như homestay của chủ đầu tư đi vào hoạt động mục tiêu lợi nhuận 01 năm là bao nhiêu? Bao nhiêu lâu hòa được vốn? Sau khi đã hòa được vốn thì mức doanh thu hàng tháng, hàng quý, hàng năm sẽ là bao nhiêu?
Địa điểm cho dự án kinh doanh homestay
Dự án kinh doanh homestay tất nhiên không thể thiếu địa điểm xây dựng, đây là điều kiện cần thiết đối với bất kỳ dự án kinh doanh dịch vụ lưu trú nào.
Địa điểm xây dựng là một trong những yếu tố quyết định homestay của bạn có thể thu hút du nguồn khách tiềm năng hay không. Khi kinh doanh homestay bạn nên chọn những địa điểm thiên nhiên đẹp, nổi tiếng, có nhiều nét văn hóa truyền thống. Tùy theo ý tưởng kinh doanh của bạn mà có thể lựa chọn những địa điểm xây dựng có lợi thế khác nhau.
Xác định được địa điểm xây dựng tức là bạn đã xác định được đối tượng khách hàng của homestay mình là bao gồm đối tượng nào. Ví dụ với những khu vực mang tính khám phá, trải nghiệm, phượt ở các địa điểm vùng núi phía bắc như Tà Xùa, Lao Chải – Tả Van, Hà Giang… thì đối tượng chủ yếu thường là giới trẻ.
Thời gian thực hiện dự án kinh doanh homestay
Việc xây dựng homestay trong thời gian dự kiến là bao lâu cũng cần được đưa vào dự án kinh doanh homestay.
Xác định thời gian xây dựng dự kiến giúp bạn dự tính được các khoảng thời gian mua sắm, chuẩn bị các đồ dùng nội thất, đồ dùng trang trí cũng như thời gian khánh thành homestay.
Homestay xây dựng hoàn thành đúng như dự kiến giúp bạn vừa tiết kiệm được các chi phí phát sinh, vừa tiết kiệm được thời gian và tập trung cho những công đoạn tiếp theo.
Bên cạnh thời gian xây dựng thì bạn cũng cần xác định được thời gian thực hiện marketing, thời gian thuê, đào tạo nhân sự hợp lý… đúng thời điểm, tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn hiệu quả.
Nguồn lực cho dự án
Yếu tố vốn và nhân lực là yếu tố quan trọng cần xác định trong một dự án kinh doanh.
Nguồn vốn bạn dự tính chi cho kinh doanh homestay là bao nhiêu. Nguồn chi phí cho xây dựng homestay cần khá nhiều khoản chi phí khác nhau. Bạn nên liệt kê các nguồn chi phí đó. Ví dụ như chi phí mua hoặc thuê mặt bằng, chi phí xây dựng, chi phí điện nước, chi phí trả cho nhân viên, chi phí marketing…
Từ những khoản chi phí dự kiến đó bạn tổng hợp lại một nguồn vốn tổng cần để kinh doanh homestay là bao nhiêu. Hiện tại bạn có đủ khả năng lo liệu nguồn vốn đó không? Nếu còn thiếu, huy động ở đâu? Đấy là những vấn đề bạn cần tính đến.
Bên cạnh nguồn vốn, dự án kinh doanh cũng cần xác định nguồn nhân lực khi mới bắt đầu kinh doanh bạn cần bao nhiêu nhân lực, ở những vị trí gì? Mức lương trả cho họ khoảng bao nhiêu? Bạn phải đi thuê hay người trong gia đình?…
Xem ngay: Tổng hợp từ A đến Z tất cả các chi phí xây dựng 1 homestay
Các kế hoạch thực hiện dự án
Trong một dự án kinh doanh homestay không thể thiếu bản kế hoạch thực hiện dự án. Tức là các công việc cần phải làm khi kinh doanh homestay được cụ thể hóa một cách chi tiết nhất.
Vậy các kế hoạch thực hiện dự án kinh doanh homestay gồm những gì?
Ví dụ như kế hoạch xây dựng homestay, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing homestay, kế hoạch nhân sự.
Cụ thể với kế hoạch thực hiện xây dựng homestay, chủ đầu tư cần xác định: Địa điểm xây dựng ở đâu, quy mô homestay như thế nào, cách thức xây dựng ra sao (đi thuê, xây mới, hay mua nhà lắp ghép…), thời gian xây dựng bao lâu, nguồn vốn từ đâu và chi phí cho việc xây dựng là bao nhiêu…
Tham khảo thêm: Kinh nghiệm làm nhà, xây dựng homestay từ A đến Z
100+ mẫu nhà lắp ghép đẹp để xây dựng homestay
Hay kế hoạch marketing thì cần xác định các kênh marketing phù hợp, cách thức thực hiện, chi phí, nguồn lực cho mỗi kênh…
Có một bản kế hoạch hoàn chỉnh, đầy đủ và chi tiết thì việc thực hiện dự án homestay sẽ thuận hơn, nhanh chóng, hiệu quả và đúng tiến độ hơn rất nhiều.
Bạn chưa biết lập kế hoạch, xem ngay: Cách lập kế hoạch kinh doanh homestay đơn giản chi tiết từ A đến Z
Dự đoán kết quả dự án
Với những kế hoạch đã vạch ra chi tiết, chủ đầu tư cần dự đoán tính khả thi của dự án, kết quả của dự án sẽ như thế nào.
Ví dụ dự đoán về khả năng đạt doanh thu của năm đầu tiên đạt được khoảng bao nhiêu phần trăm.
Dự đoán kết quả dự án giúp chủ đầu tư có những nhận định ban đầu với dự án. Trong quá trình hoạt động nếu thấy cần thiết sẽ điều chỉnh phương pháp sao cho phù hợp.
Trên đây kiến trúc AMD đã chia sẻ cho các bạn về các yếu tố cần xác định trong một dự án kinh doanh homestay. Hy vọng bạn có thêm những kiến thức mới hữu ích cho mình. Bạn còn thắc mắc vấn đề gì truy cập vào https://amdmodular.com/ để hiểu rõ hơn nhé!