Việt Nam là một trong những đất nước giáp biển và vì vậy hằng năm chúng ta thường gặp phải thiên tai như bão lũ, cháy rừng. Bởi vậy việc xây dựng nhà và đặc biệt là nhà module được rất nhiều người quan tâm về việc chống chọi với thiên tai. Với tiêu chuẩn xây dựng chất lượng cao theo chuẩn Châu Âu, AMD sẽ giúp bạn có thêm hình dung về việc liệu nhà module có chống được thiên tai hay không.
Nhà module là gì?
Nhà module là nhà được thiết kế và sản xuất theo công nghệ modular – một công nghệ xây dựng mới cho phép căn nhà được lắp ghép từ các cấu kiện vách, sàn, tường với kích thước có sẵn và sản xuất hàng loạt ngay tại xưởng. Với những điểm ưu điểm vượt trội của mình, nhà module đang dần trở nên phổ biến và được biết đến như một phương pháp xây dựng mới giúp hạn chế những yếu điểm của xây dựng truyền thống.
Nhà module có cấu tạo như nào?
Nhà module có kết cấu chính là phần khung thép chịu lực, giúp nâng đỡ cả ngôi nhà mà không cần đến các cột trụ. Bên cạnh đó là các cấu kiện như sàn, vách, tường, trần với nhiều lớp tạo thành. Các lớp này bao gồm vật liệu với khả năng chống cháy, chống nóng, cách âm cách nhiệt hiệu quả, chống ẩm và chống ồn. Từ đó mang đến cho gia chủ một không gian sống đầy tiện nghi, hạn chế hản các tình trạng ẩm mốc, nóng bức, phát ra tiếng mà các ngôi nhà lắp ghép thông thường hay gặp phải.
Nhà module trong thiên tai như thế nào?
Vậy với kết cấu như vậy thì nhà module liệu sẽ chống trọi với thiên tai như thế nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy hãy cùng AMD tìm hiểu dưới đây:
Nhà module khi xảy ra mưa bão và gió giật
Để giảm tải các nguy cơ từ mưa bão và gió giật, khi thiết kế nhà module, các kỹ sư phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Trong đó có việc tính đến các tải trọng sinh ra trong quá trình sử dụng, xây dựng cũng như trong quá trình chế tạo, bảo quản và vận chuyển các kết cấu.
Nhà module cũng sử dụng những vật liệu có tác dụng chống thấm như màng HDPE, tấm cemboard giúp phần nào hạn chế dược những tác động của mưa bão, và đảm bảo sinh hoạt trong môi trường ẩm ướt. Chính vì vậy, nhà module có khả năng chống thấm trong những ngày mưa bão.
Nhà module trong hoả hoạn
Bên cạnh những vật liệu giúp hạn chế ẩm ướt, chống thấm, nhà module cũng sử dụng những vật liệu như Rockwool, sơn chống cháy, cửa chống cháy nhằm cách nhiệt, chống cháy, giúp đảm bảo chất lượng của công trình. Ngoài ra, việc lắp đặt hệ thống chống cháy là điều vô cùng cần thiết cho bất kỳ công trình nào để phòng khi có tình huống xảy ra.
Nhà module gặp sạt lở
Với tình trạng mưa lũ dẫn đến sạt lở đất, gia chủ có thể lựa chọn giải pháp móng để hạn chế sạt lở, sử dụng móng cọc cắm sâu xuống đất hoặc ma sát để cố định. Ngoài ra khi thiết kế, các kiến trúc sư và kỹ sư sẽ có nhiệm vụ tư vấn cho bạn về kết cấu và phần móng của ngôi nhà dựa theo tình hình địa lý và khí hậu từng vùng miền để phù hợp nhất.
Việt Nam là đất nước giáp biển hằng năm chúng ta phải chịu những cơn bão lũ. Việc xây dựng nhà ở đặc biệt là nhà lắp ghép giá rẻ đòi hỏi khả năng chống đỡ trước những tháng mưa bão đang đến gần. Với tiêu chuẩn xây dựng áp dụng những công nghệ và vật liệu xây dựng mới đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhà lắp ghép đặc biệt là nhà lắp ghép khung thép có khả năng chịu bão rất tốt.
>>> Xem thêm: Cột thu lôi chống sét được ứng dụng trong nhà S P A C E như thế nào?
Thiên tai là điều không ai mong muốn bởi một khi đã xảy ra thì thiệt hại mà thiên tai mang lại sẽ vô cùng nặng nề. Nhưng mỗi chúng ta đều không thể lường trước được những điều xảy đến bởi sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Và nếu nói để chống đỡ hoàn toàn những ảnh hưởng của thiên tai thì đó là điều không thể. AMD tin rằng việc đưa ra những giải pháp giúp phòng tránh và giảm bớt phần nào những tác động của thiên tai mới là phương án tối ưu.
Cùng với đó, việc bảo vệ thiên nhiên cũng là một hành động vô cùng tích cực giúp giảm bớt thiên tai. Việc chung tay cùng lan tỏa và thực hiện những chiến dịch bảo vệ môi trường cũng chính là cách mà chúng ta bảo vệ môi trường sống quanh mình.
Bài viết trên đây hẳn đã trả lời cho câu hỏi nhà module có chống được thiên tai không? Nếu bạn quan tâm và muốn biết thêm về những điều thú vị khác về Kiến trúc – Xây dựng, đừng ngại theo dõi AMD để cập nhật liên tục nhé!