Homestay đang là hình thức kinh doanh “hot” trên thị trường bởi lợi nhuận mà nó mang rất đáng nể. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hái ra tiền nhờ loại hình kinh doanh này. Do vậy nếu chủ đầu tư muốn lấn sân sang lĩnh vực này cần phải tìm hiểu và nắm bắt được những kinh nghiệm kinh doanh homestay. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn rõ hơn nhé!
Kinh nghiệm đầu tư homestay
Thời điểm vàng để đầu tư vào homestay
Quá trình đầu tư, xây dựng, sửa chữa để kinh doanh homestay sẽ cần một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, bạn nên đầu tư kinh doanh homestay vào các mùa du lịch thấp điểm, tính toán làm sao để homestay có thể khai trương và bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu mùa cao điểm. Lúc này, nhu cầu về phòng nghỉ tăng cao, tỷ lệ bán được phòng tốt hơn, đảm bảo được khả năng duy trì và quay vòng vốn ổn định.
Trong bối cảnh dịch covid – 19 đang ngày càng diễn biến phức tạp. Ngay cả thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện chỉ thị 16 về giãn cách xã hội nên ngành du lịch tạm thời chưa phát triển.
Tuy nhiên, sau khi hết dịch Covid 19, kinh tế dần được phục hồi đặc biệt là ngành du lịch hoạt động trở lại khi đó nhu cầu đi du lịch nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày dịch bệnh căng thẳng, phải ở nhà thời gian dài của mọi người ngày càng nhiều hơn. Đây chính là thời điểm “vàng” để đầu tư vào homestay.
Địa điểm đầu tư homestay
Hầu như nhu cầu của các du khách trong nước và quốc tế khi đi du lịch thường muốn đến những nơi có phong cảnh đẹp, những địa điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa nổi tiếng của đất nước. Bởi vì, tại đây họ vừa có thể chiêm ngưỡng, khám phá thiên nhiên vừa tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của khu vực đó.
Một số địa điểm thu hút đầu tư homestay, phải kể đến như:
|
|
Kinh doanh homestay bắt đầu từ đâu – những điều cần biết trước khi thực hiện
Homestay là gì?
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9506:2012 về Cơ sở lưu trú du lịch và các dịch vụ liên quan: “Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà”.
Đây là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch đặc biệt. Điểm khác biệt của homestay là du khách khi nghỉ dưỡng tại đây sẽ được sinh hoạt cùng người dân bản địa, trải nghiệm cuộc sống thường nhật, tìm hiểu về nét văn hóa vùng miền vô cùng độc đáo và đặc sắc.
Kinh doanh homestay là gì?
Kinh doanh homestay là việc chủ nhà (chủ thuê nhà) cho các khách du lịch thuê lại những căn hộ hay các phòng homestay này để nghỉ dưỡng và có thể cung cấp các dịch vụ du lịch, tiện ích khác như ăn uống, giặt là, hướng dẫn du khách tham quan, khám phá các địa điểm du lịch, tìm hiểu đời sống, văn hóa địa phương.
Các chủ đầu tư thực hiện thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh homestay theo quy định của pháp luật. Khi đã được cấp giấy phép kinh doanh để hoạt động và hoàn thành homestay theo đúng tiêu chuẩn thì chủ đầu tư có thể kinh doanh homestay.
Làm sao để kinh doanh homestay – Điều kiện để thành công
Vốn là yếu tố đầu tiên, là điều kiện quan trọng nếu bạn muốn kinh doanh homestay. Chỉ khi có vốn thì bạn mới có thể chi tiền để mua (thuê) đất, xây dựng homestay…
Muốn được kinh doanh homestay hợp pháp bạn cần phải đăng ký kinh doanh và phải đáp ứng tiêu chuẩn thì mới được cấp Giấy phép kinh doanh.
Để kinh doanh thành công, bạn phải có ý tưởng kinh doanh homestay độc, lạ, đẹp để thu hút được sự tò mò và thích thú từ du khách.
Trang bị cho mình những kiến thức về kinh doanh homestay: các kiến thức liên quan đến Luật doanh nghiệp về đăng ký kinh doanh, Luật Du Lịch và các văn bản, nghị định hướng dẫn thực hiện; kiến thức về kinh doanh homestay; kiến thức về marketing… giúp bạn quản lý, kinh doanh hiệu quả, tránh được những rủi ro khi kinh doanh.
Kinh nghiệm kinh doanh homestay – Cách kinh doanh homestay hiệu quả
Các bước kinh doanh homestay
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để kinh doanh homestay
Các điều kiện để kinh doanh homestay được nêu cụ thể trong phần trên của bài viết này.
Bước 2: Lập kế hoạch kinh doanh homestay
Trong kế hoạch kinh doanh homestay của mình bạn cần xác định được: sản phẩm và dịch vụ của bạn là gì, có gì đặc biệt, khách hàng tiềm năng của bạn là ai và mục tiêu của bạn là gì. Từ đó lập ra các kế hoạch xây dựng homestay, kế hoạch marketing, kế hoạch bán hàng và kế hoạch nhân sự.
- Kế hoạch xây dựng homestay
Các yếu tố phải xác định khi lập kế hoạch xây dựng homestay ví dụ như: địa điểm xây dựng ở đâu, quy mô homestay như thế nào, cách thức xây dựng, nguồn vốn, chi phí…
Tham khảo: Kinh nghiệm làm nhà, xây dựng homestay từ A đến Z để biết thêm thông tin chi tiết về kế hoạch xây dựng homestay
- Kế hoạch bán hàng
Bạn phải xác định được mục tiêu bán phòng của homestay trong từng giai đoạn (doanh thu, doanh số, giá phòng…), các kênh bán phòng nào sẽ được sử dụng? Cách thức tổ chức các kênh này. Làm sao để gia tăng hiệu quả của các chương trình bán hàng? Chương trình bán hàng giảm giá, khuyến mãi, chiết khấu… như thế nào?
- Kế hoạch marketing
Trong kế hoạch marketing bạn phải xác định được chiến lược marketing trong từng giai đoạn cụ thể, làm sao để khách hàng biết đến homestay ngay từ khi homestay bắt đầu xây dựng? Làm sao để thu hút khách hàng đến homestay của mình? Các kênh marketing chủ lực?…
- Kế hoạch nhân sự
Bạn cần nhân sự cho những vị trí nào, nguồn nhân sự từ đâu (là các thành viên trong gia đình hay đi thuê), tuyển dụng, đào tạo nhân sự như thế nào…
Bước 3: Triển khai kế hoạch
Sau khi đã hoạch định bản kế hoạch rõ ràng, chi tiết thì từng bước thực hiện triển khai kế hoạch đó.
Bước 4: Kiểm tra kết quả triển khai, điều chỉnh kế hoạch nếu cần
Nếu trong quá trình triển khai thấy có vấn đề nào đó chưa ổn, kết quả không như mong muốn thì bạn có thể điều chỉnh lại kế hoạch sao cho phù hợp.
Chiến lược kinh doanh homestay thông minh
Chiến lược về sản phẩm dịch vụ
Các sản phẩm và dịch vụ tại homestay đảm bảo rằng chất lượng tốt nhất, thái độ phục vụ du khách nhiệt tình. Khi đó khách hàng mới tin tưởng và hài lòng sử dụng dịch vụ homestay của bạn. Bên cạnh đó, homestay của bạn cũng cần có những dịch vụ độc đáo để thu hút khách hàng đến homestay và làm gia tăng trải nghiệm của khách hàng khi ở lại đây.
Tham khảo ngay: Những sản phẩm nhà lắp ghép đẹp, thông minh, thân thiện với môi trường, thích hợp để làm homestay của AMD. Hãy mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của bạn.

Chiến lược giá
Giá cả thuê nhà, phòng homestay nên ở mức hợp lý. Không nên hạ giá xuống quá thấp để cạnh tranh với những homestay khác vì bạn không thể hạ giá được thời gian dài. Điều này sẽ làm cho việc thu hồi vốn bị chậm, thậm chí còn không thu lại được vốn. Cũng đừng tăng giá quá cao so với giá trị bạn mang lại vì khách hàng họ luôn có lựa chọn thông minh. Hãy đưa ra một mức giá thật phù hợp và làm cho khách hàng cảm thấy mức giá ấy là xứng đáng với những giá trị mà họ nhận được.
Chiến lược marketing
Cần có chiến lược marketing cho homestay của bạn một cách bài bản. Có thể tạo fanpage trên facebook, làm website, zalo, các phương tiện truyền thông, chạy quảng cáo, viết bài PR ở các kênh homestay…
Bí quyết kinh doanh homestay – Các kênh marketing và bán phòng hiệu quả
Website homestay
Độ uy tín và chuyên nghiệp đối với homestay có thể được đánh giá qua Website homestay đấy. Hầu hết du khách sẽ rất tin tưởng khi đặt phòng trên website của homestay. Vì vậy hãy xây dựng 1 website có tình năng đặt phòng.
Ngoài ra, để website tiếp cận được nhiều khách hàng nhất có thể, bạn có thể tạo ra những nội dung hữu ích và thực hiện SEO cho website để khách hàng có thể tìm thấy thông tin họ cần và biết đến homestay của bạn.
Fanpage homestay
Với sự bùng nổ của mạng xã hội như ngày nay thì lập và phát triển Fanpage homestay là một bí quyết kinh doanh homestay hiệu quả, được rất nhiều chủ homestay sử dụng. Hãy chia sẻ những hình ảnh đẹp về homestay, những kinh nghiệm du lịch lên fanpage để thu hút được sự chú ý của người dùng facebook.
Hiện nay, khách hàng cũng rất thích chat để hỏi các thông tin về phòng, giá phòng và cách dịch vụ đi kèm và bạn có thể chốt sale ngay trên Fanpage của mình.
Kênh OTA
Sức ảnh hưởng của OTA đến ngành du lịch nghỉ dưỡng trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng là rất lớn. OTA kết nối được hàng triệu du khách đến với các homestay thông qua bán vé trực tuyến. Vậy nên hợp tác với OTA cũng là một bí quyết kinh doanh homestay tuyệt vời của người kinh doanh.
Kinh nghiệm quản lý homestay
Quản lý chất lượng dịch vụ
Quản lý homestay hiệu quả không thể thiếu việc quản lý về chất lượng dịch vụ homestay. Căn cứ vào tình hình thực tế, nhu cầu, ý kiến, phản hồi của khách hàng mà chủ homestay sẽ có những điều hợp lý mang lại cho khách hàng sự tin tưởng, hài lòng nhất.
Bạn cần giám sát chặt chẽ về chất lượng phòng nghỉ (phòng nghỉ có sạch sẽ không, có mùi khó chịu không, đồ dùng thiết yếu có đủ không…), chất lượng thực phẩm (luôn đảm bảo đồ ăn tươi mới, an toàn vệ sinh thực phẩm) và thái độ phục vụ của nhân viên.
Quản lý đặt phòng homestay
Việc đặt phòng của du khách trên các kênh OTA để sử dụng dịch vụ homestay hiện nay khá nhiều. Tuy nhiên homestay thường gặp khó khăn khi cập nhật các phòng trống trên OTA. Công việc này tốn nhiều thời gian và công sức.
Nếu bán phòng trên nhiều kênh OTA nhưng phải thực hiện thủ công. Thì khi có booking đổ về, homestay có thể không kịp đóng phòng, overbooking dễ xảy ra và homestay lại bị phạt. Ngoài ra homestay có thể bị xóa hẳn tài khoản trên OTA nếu overbooking xảy ra nhiều lần. Vậy nên cần hết sức chú ý trong việc quản lý đặt phòng homestay.
Bạn có thể xem xét sử dụng các phần mềm quản lý đặt phòng để quản lý dễ dàng và tốt hơn.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm kinh doanh homestay mà AMD muốn chia sẻ đến bạn. Truy cập vào website của chúng tôi: https://amdmodular.com để có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích nhé!