Kinh doanh cafe và tất tần tật những điều bạn cần biết

Kinh doanh cafe và tất tần tật những điều bạn cần biết

19 Tháng Bảy, 2022 amdmodular

Kinh doanh cafe (Kinh doanh cà phê) từ lâu vẫn luôn là một trong những ngành được quan tâm hơn cả. Vậy xu hướng kinh doanh này vì đâu mà lại “hot” đến vậy? Và đâu là các bước kinh doanh cafe hiệu quả? Cùng AMD tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Xu hướng kinh doanh cafe chưa bao giờ hạ nhiệt

Uống cà phê từ lâu đã không còn là thói quen, mà dần trở thành một loại văn hóa của người Việt. Đây là thức uống phổ biến mà những “con nghiện” cafe luôn muốn nhâm nhi một cốc để giữ tỉnh táo trước khi bắt đầu một ngày dài làm việc. “Đi cafe” thậm chí còn trở thành lời mời người khác ra ngoài uống nước để trò chuyện, tán gẫu, dù rằng đến quán chẳng ai gọi cafe.   

Người Việt mình uống cafe nhiều lắm, luôn luôn có những mô hình cà phê mới mọc lên như nấm hàng năm. Điều quan trọng là cần phải xác định được điểm mạnh, điểm khác biệt của cửa hàng mình so với các cửa hàng khác.” Anh Tiến Dũng – Founder Gardenista – chia sẻ với AMD 

Anh Tiến Dũng – Founder chuỗi cafe Gardenista đã có những chia sẻ cùng AMD

Việt Nam là nước trồng và sản xuất cà phê đứng thứ 2 thế giới, lượng cà phê tiêu thụ nội địa của Việt Nam ở mức xấp xỉ 10%. Bạn có thể bắt gặp các cửa hàng cà phê lớn nhỏ trên bất kỳ con phố nào. Tại đây, bạn có thể mua một cốc cà phê đã qua chế biến với rất nhiều mức giá khác nhau, tùy vào chất lượng cafe, dịch vụ, địa điểm cửa hàng và chất lượng thương hiệu. Nhờ vậy, người yêu cafe có thể dễ dàng có cho mình được một cốc cà phê yêu thích với mức giá phù hợp, từ người bình dân cho đến cao cấp.

Chính những thuận lợi về nguồn vật liệu và thói quen người dùng, kinh doanh quán cafe là một trong những phương án được nhiều người lựa chọn khi bắt đầu khởi nghiệp.

Các bước kinh doanh cafe hiệu quả

Để kinh doanh hiệu quả cửa hàng cafe, việc đi theo một quy trình nhất định là vô cùng quan trọng. Dưới đây là 05 bước kinh doanh cà phê được đúc kết bởi anh Dũng và cũng là những gì mà anh muốn chia sẻ với những người xem đang mong muốn kinh doanh cà phê. 

kinh doanh cafe
Việc kinh doanh cafe cũng cần đi theo các bước

Bước 1: Lên ý tưởng kinh doanh

Lên ý tưởng luôn là bước đầu tiên trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Đối với kinh doanh cà phê cũng vậy, bạn sẽ cần xác định được 3 ý chính sau:

  • Khách hàng của bạn là ai: Khảo sát tình hình thị trường chung tại thành phố, quận huyện, khu vực bạn mong muốn mở quán cafe. Xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng mà sản phẩm của bạn nhắm đến, và tìm hiểu, phân tích về nhu cầu của tập khách hàng đó.
  • Cửa hàng của bạn ở đâu: Đặt ra các tiêu chí về vị trí (Trung tâm? Ngoại thành? Khu vực gần trường học văn phòng?..vv) Quy mô và hình thức thiết kế của quán (Diện tích quán? Có sân vườn, bãi đỗ xe? Mức đầu tư?) sao cho phù hợp nhất đến việc tiếp cận, thu hút nhóm khách hàng mục tiêu.
  • Sản phẩm của bạn là gì: Menu đồ uống gồm những món gì? Có kèm đồ ăn không? Các sản phẩm phụ trợ? (cây, hoa tươi, sách, nến, chai lọ, cốc chén, đồ lưu niệm, vv..v) Các giá trị khác (tổ chức workshop, talkshow, lớp học, ..vv) phục vụ đúng nhu cầu cần thiết, đáp ứng, thu hút được nhóm khách hàng mục tiêu.

Ý tưởng chính là điều sẽ quyết định mức độ độc đáo, sức thu hút lúc ban đầu cho quán cafe của bạn.

Ý tưởng về quán cafe là yếu tố thu hút khách hàng

Bước 2: Lên kế hoạch kinh doanh

Sau khi đã có ý tưởng, bạn cần tiến hành lập 1 bản kế hoạch chi tiết để triển khai thực tế ý tưởng đó:

  • Xác định mặt bằng mở cửa hàng cafe, vị trí mặt bằng, mặt bằng thuê hay sở hữu? Giá thuê có phù hợp? Thời hạn thuê có đảm bảo? Đánh giá mặt bằng phù hợp các tiêu chí, tiếp cận thuận tiện. Đặc biệt lưu ý đánh giá các rủi ro như tranh chấp, thu hồi mặt bằng trước thời hạn hợp đồng, rủi ro về thiên tai bão lũ..vv. Đây là bước rất quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh quán cafe, quyết định rất nhiều đến hiệu quả hoạt động của quán cafe.
  • Khảo sát các nhóm khách hàng trong khu vực, đánh giá lưu lượng khách, xác định nhóm khách hàng tiềm năng và nhu cầu của họ.
  • Khảo sát các đối thủ tiềm tàng trong khu vực, đánh giá mức độ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ.
  • Làm việc cùng các đơn vị thiết kế, xây dựng, tính toán sơ bộ tổng số tiền sẽ đầu tư. Thống nhất được phương án thiết kế và thi công phù hợp.
  • Lập kế hoạch tuyển dụng và quản trị nhân sự.
  • Lập quy trình hoạt động, quy trình phục vụ, kế hoạch bán hàng, menu sản phẩm, kế hoạch marketing trước, trong và sau khi khai trương.
  • Lên danh sách các đơn vị đối tác, nhà cung cấp nguyên liệu
  • Lập kế hoạch tài chính chi tiết mô phỏng theo mặt bằng thực tế (Tổng mức đầu tư, dự toán doanh thu, các chi phí, dự trù các rủi ro phát sinh, tính toán mức lợi nhuận thu về..vv)
Cần lên một kế hoạch chi tiết về việc kinh doanh

Triển khai kế hoạch

Từ kế hoạch đã vạch ra, cần triển khai các công việc để hình thành được cửa hàng:

Địa điểm kinh doanh

Lựa chọn một địa điểm kinh doanh phù hợp với mô hình mà bạn hướng tới. Đó có thể là nhà phố, trung tâm thương mại, có thể là tầng thấp hoặc tầng cao. Tuy nhiên cần tính toán đến chi phí sửa chữa nếu là các mặt bằng cũ và thời hạn thuê. Những địa điểm đẹp và ở vị trí trung tâm sẽ có giá thuê cao nhưng bù lại có thể tiếp cận được lượng người qua lại rất lớn.

kinh doanh cafe
Địa điểm kinh doanh cũng cần lựa chọn phù hợp với ý tưởng quán cafe

Lựa chọn đối tác

  • Chọn nhà thầu thiết kế và thi công: Thời gian thiết kế và thi công quán sẽ roi vào khoảng 1-3 tháng tùy vào diện tích và quy mô
  • Chọn nhà cung cấp nội thất, thiết bị: Lựa chọn nội thất, thiết bị phù hợp với phong cách quán và nhu cầu sử dụng
  • Chọn các nhà cung cấp nguyên vật liệu: Đây là khâu quan trọng bới nguyên liệu pha chế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đồ uống

Tuyển dụng nhân Sự

Để quán cafe được hình thành cơ bản nhất, cần có đội ngũ gồm:

  • Quản lý
  • Pha chế
  • Phục vụ
  • Kế toán
kinh doanh cafe
Đội ngũ nhân sự là yếu tố quan trọng để hình thành quán cafe

Vận hành

Thời gian đầu quán cà phê đi vào hoạt động, bạn cần giám sát mọi hoạt động của quán, từ việc pha chế cho đến phục vụ. Đây cùng là thời điểm mà bạn cần đẩy mạnh truyền thông và chạy các chương trình khuyến mại để thu hút khách. Cùng với đó là tương tác với khách hàng để có những cái nhìn tổng thể. Từ đó có thể nhanh chóng điều chỉnh những vấn đề gây khó khăn trong việc phục vụ khách hàng hoặc điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng. Hãy tham khảo ý kiến của khách hàng để điều chỉnh menu đồ uống, điều chỉnh thái độ nhân viên phục vụ…

Tuy nhiên, bạn không nên thay đổi tất cả theo ý kiến khách hàng, bởi tất cả chỉ là góp ý và dựa trên những trải nghiệm riêng. Hãy xử lý vấn đề một cách tinh tế mà không làm mất đi sự đặc trưng của quán.

Cần giữ được sự đặc trưng của mỗi quán cafe

Phát triển

Khi cửa hàng cafe đã đi vào hoạt động một cách ổn định, nhiều người sẽ muốn mở thêm các cửa hàng ở các vị trí khác với cùng một mô hình hay còn gọi là kinh doanh chuỗi. Tuy nhiên việc quản lý nhiều cửa hàng cùng một lúc sẽ khác hoàn toàn với việc quản lý chỉ một cửa hàng. Khi đó, bạn sẽ cần đưa ra được quy trình để tiêu chuẩn hóa việc pha chế và phục vụ, cùng với đó là quản lý tài chính, quản lý nhân sự. Một việc quan trọng nữa là làm sao để đảm bảo được những bí quyết của cửa hàng được đảm bảo mà không bị sao chép dù đã đưa qua nhiều cơ sở.

Trên đây là một vài thông tin về việc kinh doanh cafe mà AMD cùng anh Tiến Dũng – Founder Gardenista coffee – mong muốn chia sẻ tới những người mong muốn kinh doanh quán cà phê. Theo dõi AMD trong những bài viết tới để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị nhé!

Chia sẻ tin