Đối với những người yêu thích kiến trúc nói chung và đam mê phong cách thiết kế tối giản nói riêng, hẳn không thể nào bỏ qua xu hướng Japandi. Vậy cùng AMD tìm hiểu về phong cách kiến trúc đầy mới mẻ này là gì ngay dưới bài viết này nhé!
Phong cách Japandi là gì?
Japandi là sự kết hợp của Japan + Scandinavia. Nghe đến đây bạn có thể mường tượng ra được phần nào về phong cách này. Lối kiến trúc tinh tế của Japan kết hợp với nét mộc mạc của Scandinavia sẽ mang đến 1 không gian ấm cúng, tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hài hoà. Japandi được đánh giá là xu hướng kiến trúc sẽ nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian tới.
Mặc dù có nguồn gốc khác nhau và tưởng chừng như có những khác biệt đáng kể, thế nhưng phong cách kiến trúc Japan (Nhật Bản) và Scandinavia (Bắc Âu) lại tương đồng đến bất ngờ. Sự đơn giản, tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thoải mái là điều mà cả 2 phong cách này đều chú trọng. Bởi vậy, nhiều KTS đã kết hợp hai phong cách này lại với nhau và gọi nó là “Japandi”.
Japandi là sự kết hợp của Scandinavia và chủ nghĩa tối giản mộc mạc của Japan để tạo ra cảm giác nghệ thuật, tự nhiên và đơn giản. Sự kết hợp này là sự pha trộn hoàn hảo giữa chức năng và hình thức, tập trung vào các đường nét sạch sẽ, không gian sáng sủa và màu sắc nhẹ nhàng – Theo KTS trưởng Leni Calas của Ward 5 Design.
Các yếu tố làm nên phong cách Japandi
Nói về Japandi, có những yếu tố nhất định làm nên sự độc đáo khó lẫn của phong cách thiết kế này. Điều đầu tiên phải kể đến đó là các thiết kế đơn giản, mang tính thẩm mỹ nhưng vẫn chú trọng vào chức năng sử dụng của nội thất trong thiết kế Japandi. Như KTS Leni Calas, ta sẽ tìm thấy rất nhiều vật liệu tự nhiên, màu sắc dịu nhẹ, đường nét sạch sẽ và đồ nội thất tối giản nhưng được sắp xếp hoàn hảo. Thiết kế Japandi không hề thưa thớt, bởi sự xuất hiện của mỗi thứ nội thất đều có chủ đích.
Thêm một điểm nhận biết nữa về phong cách Japandi, phong cách thiết kế này đặc trưng với kỹ thuật thủ công tuyệt đẹp, không đẩy mạnh vào các cấu trúc công nghiệp rẻ tiền thường gặp, Japandi tập trung vào chất lượng và các sản phẩm thủ công. Đây chính là yếu tố làm nên sự tinh tế trong mỗi không gian Japandi.
Về màu sắc, bạn sẽ không thấy những tông màu nổi bật xuất hiện trong phong cách này. Japandi mang đến những lựa chọn về màu sắc trung tính. Khi các màu sắc sáng được kết hợp cùng màu trung tính, chúng sẽ trở nên vô cùng ý nghĩa và tinh tế.
Ngoài ra, Japandi còn mang trong mình tính bền vững. Ngày nay có rất nhiều người quan dành sự quan tâm đối với những sản phẩm hướng đến môi trường. Và với các vật liệu tự nhiên vốn có đi đôi với những thiết kế đơn giản, khiến nó trở thành một xu hướng thiết kế “xanh” thì không khó để hiểu tại sao Japandi lại dần phổ biến đến vậy.
Phong cách Japan và Scandinavia kết hợp với nhau ra sao?
Nếu bạn là một người yêu thích phong cách thiết kế Scandinavia, bạn chắc chắn đã bắt gặp khái niệm “Hygge”. Hygge là khái niệm khá phổ biến ở Mỹ trong vài năm qua, đề cập về sự ấm cúng trong thiết kế. Về cơ bản, phong cách này tạo cảm giác cho ngôi nhà của bạn trở nên tôn nghiêm và thoải mái mỗi khi bạn bước vào.
Hiện nay, khi “Hygge” bắt gặp ý tưởng “wabi-sabi” của phong cách Japan và thông qua việc kết hợp lẫn nhau sẽ cho ra một xu hướng kiến trúc hài hòa mang tên Japandi. Ngồi nguồn gốc từ sự đơn giản và thoải mái, phong cách thiết kế Japan và Scandinavia đã có sự kết hợp vô cùng ăn ý và đồng nhất. Tính thẩm mỹ chung của cả hai khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên một phong cách vừa dễ chịu vừa tinh tế.
Sự kết hợp mà bù trừ, bổ sung cho nhau của hai phong cách này mang đến những hiệu ứng đặc biệt. Với nội thất Bắc Âu mang dáng vẻ mộc mạc thì trong Japan nội thất lại thường có kiểu dáng tinh tế cùng bảng màu đa dạng hơn (nhưng vẫn trung tính). Điều này khiến cân bằng không gian và cũng giảm bớt cảm giác thô và lạnh đến từ màu sắc và chất liệu của những ngôi nhà mang âm hưởng Scandinavia.
>>> Xem thêm: Kiến trúc Vị Lai (Futuristic) – Lời mời gọi của tương lai
Một vài mẹo nhỏ để áp dụng phong cách Japandi trong ngôi nhà của mình?
Với những giá trị về phong cách sông mà Japandi đem lại, AMD tin rằng đây sẽ là một phong cách được ưa chuộng trong tương lai bới nhiều gia đình. Vậy nếu bạn còn chưa biết nên bắt đầu từ đâu để thử nghiệm phong cách này, thử một vài tip sau đây nhé:
- Tập trung vào các vật liệu tự nhiên như gỗ chưa hoàn thiện hoặc các mảnh tre, điều này giúp mang lại cảm giác tự nhiên và vẻ đẹp đơn giản.
- Sử dụng các màu tự nhiên như màu xanh lá hoặc mang cây xanh vào nhà để tạo một không gian đầy sức sống, gần gũi thiên nhiên.
- Giảm bớt sự lộn xộn trong nhà bằng cách sử dụng các vật lưu trữ mang thẩm mỹ tự nhiên như hộp và giỏ, và khéo léo giấu đi những thứ dư thừa
- Hãy lưu ý, việc tập trung vào sự tinh tế và tối giản không có nghĩa là liên tục ném bớt đồ đi. Thay vào đó, bạn hãy tìm kiếm những món đồ bền đẹp, tinh giản và không bị lỗi mốt để có thể sử dụng trong thời gian dài.
>>> Xem thêm: Những xu hướng kiến trúc lên ngôi trong năm 2022 (P2)
Japan và Scandinavia đều là những phong cách kiến trúc không còn xa lạ gì, nhưng sự kết hợp của chúng chắc chắn sẽ là một xu hướng thiết kế cực kỳ được quan tâm trong thời gian tới. Theo dõi AMD Modular để cập nhật thêm nữa những kiến thức thú vị và bổ ích về Kiến trúc – Xây dựng nhé!
(Nguồn: Thespruce, Pinterest)