Đầu tư, kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền – chi phí từ A – Z

Đầu tư, kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền – chi phí từ A – Z

25 Tháng Tám, 2021 AMD content

Đầu tư, kinh doanh homestay đang là loại hình kinh doanh hái ra tiền được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Vậy kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền? Các chi phí mở homestay bao gồm những gì? Đây cũng là câu hỏi hầu hết các chủ đầu tư có ý định kinh doanh homestay thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn về vấn đề này nhé!

Kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiềnCác chi phí mở để homestay

Chi phí mở homestay

Kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền – Chi phí đầu tư homestay ban đầu

Chi phí xây mới/ sửa chữa homestay

Khi chuẩn bị kinh doanh homestay, sẽ có hai trường hợp xảy ra, một là xây mới hoàn toàn, hai là sửa chữa lại từ ngôi nhà đã có sẵn. Với mỗi trường hợp thì các chi phí và mức chi phí cũng sẽ khác nhau. Thông thường, nếu chỉ sửa chữa thì chi phí sẽ thấp hơn.

Trường hợp 1: Xây mới homestay

– Chi phí về mặt bằng (có sẵn hoặc phải mua/ thuê)

Để xây mới 1 homestay, nếu chủ đầu tư chưa có mặt bằng bắt buộc phải mua hoặc thuê mặt bằng.

Nếu bạn chọn mua một mặt bằng thì phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn. Với những địa điểm du lịch nổi tiếng như Hà Nội, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… chi phí tối thiểu vào khoảng 3 tỷ tùy thuộc vào vị trí và diện tích mà bạn mua. Mua mặt bằng có lợi thế về sau bạn đó là hàng tháng không phải lo lắng về tiền thuê mặt bằng.

Nếu bạn có số vốn hạn chế hơn thì có thể thuê mặt bằng. Tùy theo sự thỏa thuận của bên cho thuê và bạn thì thời gian của hợp đồng thuê là trong bao lâu. Thông thường có thể ký hợp đồng thuê trong vòng 01 năm, chi phí tối thiểu khoảng 300 – 600 triệu/ năm, tùy thuộc vào địa điểm và diện tích bạn thuê. Thuê mặt bằng thì sẽ giúp bạn tiết kiệm vốn trong thời gian đầu, nhưng về lâu dài thì không phải là một phương án hay.

– Chi phí xây dựng, bao gồm: 

  • Chi phí thuê kiến trúc sư thiết kế
  • Chi phí thủ tục pháp lý xin phép xây dựng
  • Chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí thuê nhà thầu, nhân công (hoặc chi phí mua nhà nếu sử dụng nhà lắp ghép)
  • Chi phí điện, nước trong quá trình xây nhà
  • Chi phí mua sắm nội thất
  • Chi phí cho ngoại thất
  • Các chi phí khác, phát sinh trong quá trình xây dựng homestay
  • Hoặc chi phí mua nhà lắp ghép

Thông tin chi tiết: Tổng hợp tất cả chi phí xây dựng 1 homestay – 3 tip giúp tiết kiệm chi phí

Chi phí kinh doanh homestay
Tip: Sử dụng nhà lắp ghép giúp bạn tối ưu chi phí kinh doanh homestay

Trường hợp 2: Sữa chữa từ ngôi nhà đã có sẵn

Trong trường hợp này, bạn cần liệt kê ra những chỗ cần sửa và những đồ dùng, nội thất, ngoại thất cần mua sắm thêm. Từ đó thì mới đưa ra được một mức chi phí cụ thể.

Chi phí đăng ký kinh doanh homestay

Để homestay của bạn được hoạt động đúng theo quy định của pháp luật, bạn cần thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh. Chi phí đăng ký rơi vào khoảng 8 – 10 triệu đồng.

Chi phí mua đồ dùng ban đầu

Các đồ dùng cần thiết cho khách của homestay được sắm trước khi homestay đi vào hoạt động, như: chăn, ga, gối, đệm, đồ dùng gia dụng (bát, đũa, thìa, cốc…), kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội, giấy vệ sinh… cũng nên được tính vào chi phí đầu tư ban đầu.

Kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền – Chi phí vận hành homestay

Để hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru thì không thể không kể đến các chi phí để vận hành homestay sau:

Chi phí nhân sự

Tùy thuộc vào quy mô homestay để thuê số lượng nhân sự cần thiết, và chi phí sẽ phụ thuộc vào số lượng nhân sự mà bạn thuê. Chi phí thuê nhân sự rơi vào khoảng 5 – 10 triệu đồng/ người/ tháng (tùy vị trí làm việc). Nếu quy mô nhỏ thì có thể tận dụng nguồn nhân lực trong gia đình đề tiết kiệm chi phí. Giai đoạn đầu mới kinh doanh cần rất nhiều chi phí nên bạn có thể kiêm luôn những công việc có thể làm được.

Chi phí marketing

Để thu hút lượng khách hàng tiềm năng cũng như khách hàng biết đến nhiều homestay của mình ban cần một khoản chi phí dành cho marketing. 

Tùy theo nhu cầu bạn muốn marketing trên phương tiện nào, marketing trên website, facebook, instagram… thì sẽ có mức chi phí khác nhau. Mức chi phí dự tính để xây dựng các kênh riêng cho homestay cùng với các hoạt động chạy quảng cáo sẽ tối thiểu vào khoảng 8 – 10 triệu đồng/ tháng. Thời gian sau, mức chi phí này có thể thấp hơn nếu lượng khách của bạn đã đi vào ổn định.

Chi phí điện, nước, mạng

Khi kinh doanh homestay bạn nên đăng ký giá điện kinh doanh sẽ có lợi hơn. Chi phí cho điện, nước, mạng 1 tháng rơi vào khoảng 5 – 20 triệu đồng/ tháng tùy quy mô. Tuy nhiên, mức phí này có thể tăng cao hơn do tâm lý khách hàng dùng điện, nước quá “thoải mái”. Vậy nên bạn cũng cần chuẩn bị nguồn tiền cao hơn.

Chi phí lương thực, thực phẩm… cho các dịch vụ ăn uống của khách hàng

Nếu homestay có thêm các dịch vụ nhà hàng, chuẩn bị bữa ăn cho khách hàng thì không thể không kể đến các chi phí đầu vào như lương thực, thực phẩm, đồ uống…

Chi phí khác

Ngoài ra còn có các khoản chi phí khác phát sinh như sửa chữa các đồ dùng bị hư hỏng, mua thêm thiết bị còn thiếu, đồ dùng đã hết (giấy vệ sinh, kem đánh răng, bàn chải, sữa tắm)… mức chi phí khoảng 3 – 10 triệu đồng/ tháng (tùy thuộc vào quy mô homestay).

 

Đầu tư, kinh doanh homestay cần bao nhiêu vốn?

Với câu hỏi này bạn phải hiểu rằng mỗi mô hình homestay khác nhau sẽ có mức vốn đầu tư ban đầu là khác nhau. 

Theo đó còn tùy thuộc vào việc bạn xây mới hay sửa chữa, thuê mặt bằng hay mua mặt bằng; xây nhà lắp ghép hay nhà truyền thống, quy mô homestay… thì mức phí sẽ dao động khác nhau. 

Còn lại các chi phí cơ bản như chi phí đăng ký kinh doanh, chi phí vận hành homestay (chi phí nhân sự; chi phí marketing; chi phí điện, nước, mạng; chi phí khác) thường dao động ở một mức cố định hoặc cũng tùy thuộc vào quy mô mà chúng tôi đã phân tích ở phần trên.

Hãy liệt kê ra tất cả các chi phí cần để xây dựng và kinh doanh homestay, ước tính chi phí cho từng khoản, rồi cộng tổng vào. Bạn sẽ xác định được số tiền vốn tối thiểu mà bạn cần để kinh doanh homestay.

Lưu ý: Hãy cộng thêm một khoản chi phí dự phòng, để đảm bảo khi phát sinh chi phí ngoài dự tính thì các hoạt động xây dựng, kinh doanh homestay vẫn có thể diễn ra bình thường.

Theo ước tính, chi phí thấp nhất để đầu tư homestay khoảng 300 – 500 triệu.

Kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền

Chủ đầu tư khi có ý định đầu tư kinh doanh homestay cần có sự tính toán kỹ lưỡng và tỷ mỷ, lên kế hoạch cụ thể để có thể dự đoán được số vốn cần bỏ ra là bao nhiêu để chuẩn bị nguồn vốn phù hợp. Và cũng phải tính toán làm sao để cho các chi phí đầu tư ra tương ứng với nguồn vốn mà bạn đang có.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của kiến trúc AMD về các chi phí đầu tư homestay, cũng như trả lời cho câu hỏi kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền vốn? Hy vọng với những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong định hướng kinh doanh homestay. Truy cập vào https://amdmodular.com/ để cập nhật thêm nhiều kiến thức liên quan nhé.

Chia sẻ tin