Trong những năm gần đây, đầu tư kinh doanh homestay bùng nổ, vì mang lại siêu lợi nhuận cho chủ đầu tư. Tuy nhiên với mô hình này có rất nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn không ít thách thức. Vậy có nên đầu tư kinh doanh homestay? Cơ hội và thách thức cụ thể ra sao? Bạn viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn để trả lời cho các câu hỏi này.
Có nên kinh doanh homestay? – Cơ hội khi đầu tư homestay
Ngành du lịch Việt Nam rất mở rộng, phát triển – Cơ hội lớn để đầu tư homestay
Du lịch Việt Nam ngày càng mở rộng và phát triển thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. Lượng khách du lịch tập trung đông đảo ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Đà Lạt… hoặc là các vùng núi phía Bắc như Hà Giang, Mộc Châu, Hòa Bình… Vậy nên đầu tư homestay rất có cơ hội để phát triển.
Nhu cầu thị trường rất lớn – Cơ hội kinh doanh cần nắm bắt
Mô hình du lịch lưu trú homestay là sự lựa chọn yêu thích của phần đông khách du lịch. Bởi vì với homestay không chỉ là tiện nghi, giá thành rẻ mà du khách còn được trải nghiệm những nét văn hóa đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Trong những mùa cao điểm, lượng khách có nhu cầu sử dụng homestay quá đông, nhiều lúc không đáp ứng đủ.
Vốn đầu tư không cao, siêu lợi nhuận
Chỉ cần với số vốn nhỏ cũng có thể đầu tư homestay. Đặc biệt với tất cả loại hình cho thuê homestay đều mang lại siêu lợi nhuận cho chủ đầu tư. Việc thu hồi lại vốn chỉ trong một thời gian ngắn nếu kinh doanh thuận lợi.
Với những cơ hội lớn như này thì việc kinh doanh homestay là rất đáng để xem xét. Tuy nhiên cũng đừng bỏ qua những thách thức có thể gặp phải sau đây nhé.
Xây dựng homestay đơn giản với nhà lắp ghép
Việc đầu tư kinh doanh homestay trở nên đơn giản và dễ dàng hơn với hình thức xây dựng mới là nhà lắp ghép – những ngôi nhà có các chi tiết được sản xuất sẵn và chỉ cần lắp ráp lại với nhau là đã có một ngôi nhà hoàn chỉnh giúp cho việc xây dựng homestay nhanh chóng hơn, tối ưu thời gian thu hồi vốn cho chủ đầu tư.
Có nên đầu tư homestay – Thách thức khi kinh doanh homestay
Ảnh hưởng bởi thị trường – thách thức hiện tại khi đầu tư homestay
Trong thời điểm dịch Covid đang diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề đối với kinh doanh homestay. Nhiều cơ sở kinh doanh đều phải đóng cửa trong một thời gian dài, thậm chí có người phải chuyển đổi sang mô hình kinh doanh khác. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn với những ai muốn tiến vào thị trường homestay trong thời điểm này.
Mô hình kinh doanh với sức cạnh tranh lớn
Với những ưu việt của mô hình kinh doanh homestay mang lại nên có rất nhiều homestay được xây dựng. Nhiều homestay mọc lên đồng nghĩa với việc khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Chính vì vậy tạo nên sự cạnh tranh lớn giữa các chủ homestay.
Thách thức bởi “tính mới” của homestay
Giữa hàng loạt homestay đẹp, sang, xịn đã có sẵn của những chủ đầu tư khác, homestay của bạn muốn lôi kéo, thu hút đối với nguồn khách hàng tiềm năng thì cần phải đảm bảo yếu tố “Tính mới”, tức là tạo ra sự khác biệt, độc, lạ, đẹp mắt.
“Tính mới” nhưng phải phù hợp với xu hướng thị trường, phù hợp với đối tượng khách hàng của bạn. Điều này đòi hỏi chủ đầu tư phải sáng tạo, nghiên cứu, tính toán chuẩn xác. Vậy nên cũng tạo ra nhiều thách thức cho các chủ đầu tư khi đi tìm tính mới.

Thách thức đầu tư homestay liên quan đến nhân lực
Nhà đầu tư thường lựa chọn một mình làm hết công việc trong giai đoạn ban đầu hoạt động để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, để vận hành homestay đươc hiệu quả cần không ít nhân lực. Thời gian đầu chưa có doanh thu thì với mức lương thấp, tìm ra được nhân viên quả rất khó khăn.
Thách thức do tư tưởng “Màu hồng”
Có nhiều nhà đầu tư thấy ngày càng nhiều người đổ xô vào đầu tư homestay nên nghĩ là “Màu hồng”, nghĩa là họ nghĩ kinh doanh homestay dễ và không cần chuẩn bị gì về kiến thức, không trang bị kỹ cho mình những kinh nghiệm về kinh doanh, nhân lực, tài chính… Vậy nên khi bước vào kinh doanh có khó khăn thì nản chí và muốn bỏ cuộc.
Có nên kinh doanh homestay
Không thể phủ nhận độ “hot” của mô hình kinh doanh homestay trong những năm gần đây. Lượng khách du lịch đổ xô vào thuê homestay chóng mặt. Bên cạnh đó thì cũng còn rất nhiều thách thức, rào cản mà bạn phải vượt qua.
Vậy có nên đầu tư homestay?
Chủ đầu tư khi quyết định có nên đầu tư homestay hay không cần phải trả lời được các câu hỏi: Nhu cầu, thực trạng thị trường như thế nào? Hiện tại chủ đầu tư đã có đủ vốn, kinh nghiệm, kiến thức để đầu tư chưa?… Nghĩa là chủ đầu tư cần phân tích được những cơ hội và thách thức mà mình sẽ gặp phải.
Chỉ nên đầu tư homestay trong trường hợp:
- Thị trường ngành du lịch ổn định. Hiện tại do ảnh hưởng bởi dịch covid-19 ngành du lịch cũng đang điêu đứng. Vậy nên bạn cần cân nhắc đến yếu tố này.
- Khi chủ đầu tư đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho mình về kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến mô hình này. Rất nhiều người đã bỏ cuộc và nản chí khi còn quá “Non” trong quá trình vận hành homestay.
- Đã chuẩn bị được nguồn vốn đảm bảo cho quá trình đầu tư homestay. Thực tế khá nhiều chủ đầu tư do chưa chuẩn bị kỹ vốn, kẹt vốn nên homestay thiết kế không được như ý muốn, thiếu yếu tố đẹp, lạ, mới.
Tóm lại chủ đầu tư cần có sự tính toán chính xác, cân nhắc thật kỹ khi quyết định có nên kinh doanh homestay hay không.
Nếu bạn đã quyết định kinh doanh homestay, đừng bỏ lỡ các Kinh nghiệm kinh doanh homestay hữu ích nhé.
Trên đây, AMD đã có những chia sẻ về cơ hội và thách thức khi đầu tư kinh doanh homestay. Vậy việc quyết định có nên kinh doanh homestay hay không là do sự lựa chọn sáng suốt từ bạn. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn hãy truy cập vào website của chúng tôi https://amdmodular.com/ bạn nhé!