Mô hình kinh doanh homestay đang là mô hình kinh doanh được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Với nhiều tính năng vượt trội và đem lại nguồn doanh thu siêu khủng cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên để kinh doanh homestay thành công, các chủ đầu tư không nên bỏ qua những lưu ý khi kinh doanh homestay. Vậy nên bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn để hiểu rõ hơn nhé!
Lưu ý 1: Địa điểm là chìa khóa kinh doanh homestay thành công
Có thể nói địa điểm mở kinh doanh homestay là chìa khóa thành công cho công việc kinh doanh của bạn.
Một trong những lý do hàng đầu của khách du lịch khi chọn lưu trú tại homestay là được khám phá, trải nghiệm ở những địa điểm đẹp, nổi tiếng, có nhiều nét văn hóa độc đáo.
Một homestay có vị trí “đắc địa” sẽ thu hút được nguồn khách hàng tiềm năng nhất. Đây thường là những khu du lịch có phong ảnh đẹp, nổi tiếng, hoặc là những khu vực có nhiều nét văn hóa, phong tục tập quán mang đậm nét bản sắc dân tộc với lượng khách du lịch đông.
Một số địa điểm tập trung nhiều điểm du lịch “hot” ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu… hoặc ở các vùng núi phía Bắc như Mộc Châu, Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên… hay các vùng miền Tây, Tây Nguyên…
Lưu ý 2: Các yếu tố trải nghiệm độc đáo là cần thiết khi kinh doanh homestay
Có nhiều chủ homestay đã lựa chọn việc giảm giá thuê phòng để cạnh tranh với homestay khác, nhưng bạn không thể giảm giá được trong dài, điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc kinh doanh mà còn có thể khiến bạn thất bại trước khi hoàn lại vốn.
Du khách lựa chọn nghỉ dưỡng ở homestay chứ không phải khách sạn, resort là vì họ muốn có những trải nghiệm độc đáo về nét văn hóa, phong tục tập quán, con người, cuộc sống sinh hoạt của địa phương.
Vậy nên, bạn muốn kinh doanh homestay thành công, cần thiết phải cho du khách có những trải nghiệm độc đáo và mới mẻ. Tùy theo từng vùng miền, địa phương, thời điểm thì có thể cho du khách những trải nghiệm khác nhau. Một số homestay đã kiếm được lợi nhuận khủng nhờ cho phép du khách có những trải nghiệm như: tự tay bắt cá và nướng ngay tại bờ ao, tham quan nông trại, trải nghiệm 1 ngày làm nông dân, làm cỏ và thu hoạch rau; thu hoạch hoa quả ngay tại vườn, tham gia sinh hoạt cùng người dân địa phương…
.png)
Lưu ý 3: Quản lý chặt chẽ về chất lượng phòng ốc, dịch vụ
Yếu tố rất quan trọng để giữ chân khách hàng khi kinh doanh homestay đó là chất lượng phòng ốc, dịch vụ.
Thực tế cho thấy rất rõ ràng nếu homestay của bạn về cơ sở vật chất có chất lượng tốt, dịch vụ phục vụ nhiệt tình, chu đáo thì sẽ làm hài lòng được du khách. Ngược lại, nếu chất lượng về cả dịch vụ và phòng ốc kém thì khách hàng sẽ không muốn đến nghỉ dưỡng thêm một lần nào nữa.

Vậy nên, chủ đầu tư cần chú trọng đến việc quản lý thật chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên về các cơ sở vật chất có đảm bảo chất lượng không, phát hiện có vấn đề cần khắc phục ngay. Về dịch vụ cần xây dựng và quản lý thật sát sao về thái độ phục vụ, làm việc của nhân viên trong homestay.
Lưu ý 4: Các kênh OTA là bạn khi kinh doanh homestay
OTA là một đại lý du lịch bán phòng trực tuyến, tập trung thông tin của rất nhiều khách sạn, homestay tại các điểm du lịch. Khách hàng thường lên các kênh này để đặt phòng hoặc cũng có thể chỉ để tham khảo thông tin, so sánh các homestay với nhau.
Vì vậy đây vừa là một kênh bán phòng vừa là một kênh marketing vô cùng hiệu quả, giúp bạn thu hút được lượng khách hàng lớn.
Homestay của bạn có lạ, độc, đẹp đến mức nào mà khâu marketing homestay không tốt thì xem như không phát triển bền vững được. Để khách hàng biết đến homestay của bạn nhiều hơn, bạn cần phải liên kết với các kênh OTA.
Hiện nay có các kênh OTA phổ biến như: Expedia.com, Agoda.com, Booking.com… đây là những kênh giúp kết nối khách hàng đến với homestay của bạn dễ dàng hơn.

Lưu ý 5: Xây dựng hình ảnh homestay trên Internet, mạng xã hội
Hiện nay, Internet và mạng xã hội có sức ảnh hưởng và tác động cực kỳ mạnh đối với tất cả mọi người. Hầu như ai cũng có tài khoản để dùng mạng xã hội. Việc tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội rất dễ dàng và mức độ lan tỏa cực kỳ nhanh.
Vậy nên để kinh doanh được phát triển lâu dài nhằm thu hút được lượng khách hàng đông đảo cũng như là để cạnh tranh với homestay của các chủ đầu tư khác bạn cần phải xây dựng những hình ảnh đẹp của homestay mình lên trên mạng xã hội và Internet.
Hình ảnh đẹp ở đây còn là những nhận xét của khách hàng, chỉ một bình luận xấu cũng có thể khiến việc kinh doanh của homestay không thuận lợi. Chủ homestay cần phải kiểm soát được những bình luận, comment, những bài review về homestay trên mạng xã hội. Khi có những bình luận tiêu cực, cần phải tìm hiểu vấn đề và giải quyết khéo léo.
Trên đây là toàn bộ những lưu ý khi kinh doanh homestay mà AMD muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng từ những lưu ý này bạn có thể đúc rút cho mình những kiến thức bổ ích. Nếu bạn còn có những thắc mắc khác liên quan hãy truy cập vào website https://amdmodular.com/ để hiểu rõ hơn nhé!