Đóng thuế là một trong những vấn đề mà chủ đầu tư quan tâm khi kinh doanh homestay. Vậy kinh doanh homestay có phải đóng thuế không? Nếu có thì cần đóng những loại thuế nào? Câu hỏi này chắc hẳn sẽ là băn khoăn của nhiều nhà chủ đầu tư. Để gỡ rối cho vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn hiểu rõ hơn nhé!
Kinh doanh homestay có phải đóng thuế không?
Theo Luật quản lý thuế năm 2019 có hiệu lực ngày 01/07/2020, quy định:
Người nộp thuế bao gồm:
- Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
- Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
- Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.
Theo quy định của pháp luật về thuế, hộ kinh doanh hay doanh nghiệp đều phải thực hiện các nghĩa vụ thuế trong quá trình kinh doanh của mình (tức là phải đăng ký, kê khai và nộp thuế).
Kinh doanh homestay là ngành kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh. Chủ thể kinh doanh homestay có thể là hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp.
Như vậy có thể khẳng định rằng: Kinh doanh homestay có phải đóng thuế, dù ở bất kỳ hình thức kinh doanh nào, thành lập lập doanh nghiệp hay kinh doanh hộ gia đình.
Tuy nhiên, còn tùy vào từng đối tượng kinh doanh thì loại thuế sẽ phải đóng bao gồm thuế gì? Mức đóng ra sao, có được miễn thuế hay không? Điều này chúng tôi sẽ phân tích ở phần sau của bài viết.
Các loại thuế và mức thuế phải đóng khi kinh doanh homestay
Các quy định pháp luật về thuế khi kinh doanh homestay
Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 có hiệu lực ngày 01/01/2009:
- Người phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế.
- Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 có hiệu lực ngày 01/01/2009:
- Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế
- Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.
Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 có hiệu lực ngày 01/01/2009:
- Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là dịch vụ, hàng hóa dùng cho hoạt động kinh doanh, sản xuất, tiêu dùng ở Việt Nam.
- Người nộp thuế giá trị gia tăng, bao gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
Theo Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, Thông tư số 302/2016/TT-BTC, Thông tư 65/2020/TT-BTC quy định:
- Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
- Trường hợp được miễn lệ phí môn bài: Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống (Mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được miễn lệ phí môn bài là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân).
Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, quy định:
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.
Các loại thuế phải đóng khi kinh doanh homestay
Đối với hộ kinh doanh | Đối với doanh nghiệp |
|
|
Trường hợp không phải nộp thuế khi kinh doanh homestay
Nếu hộ kinh doanh homestay có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và lệ phí môn bài.
Mức thuế phải đóng khi kinh doanh homestay
Đối với hộ kinh doanh
Theo, Thông tư 40/2021/TT-BTC hộ kinh doanh homestay có thể nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng theo phương thức kê khai hoặc phương thức khoán. Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
Trong đó:
- Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Tỷ lệ % tính thuế GTGT đối với kinh doanh homestay theo hộ gia đình: 5%
- Thuế suất thuế TNCN đối với kinh doanh homestay theo hộ gia đình: 2%
Thuế thu nhập cá nhân
Theo đó cách tính thuế thu nhập cá nhân mà chủ homestay cần nộp là:
Số thuế TNCN cần nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x 2%
Thuế giá trị gia tăng
Theo đó các tính thuế giá trị gia tăng mà chủ homestay cần nộp là:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x 5%
Lệ phí môn bài
Nếu doanh thu của bạn trên 100 triệu đồng/năm bạn sẽ phải đóng lệ phí môn bài, quy định cụ thể theo Thông tư 65/2020/TT-BTC, như sau:
Đối tượng | Doanh thu (triệu đồng) | Mức đóng thuế môn bài (VNĐ) |
Cá nhân, hộ gia đình, nhóm cá nhân | Trên 500 triệu đồng/năm | 1.000.000 đồng/năm |
Cá nhân, hộ gia đình, nhóm cá nhân | Trên 300 – 500 triệu đồng/năm | 500.000 đồng/năm |
Cá nhân, hộ gia đình, nhóm cá nhân | Trên 100 – 300 triệu đồng/năm | 300.000 đồng/năm |
Đối với doanh nghiệp
Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008; Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008:
Thuế giá trị gia tăng
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp trực tiếp.
Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất, trong đó:
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập miễn trừ thuế – Lỗ được kết chuyển từ các năm trước)
- Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Thu nhập khác (kể cả thu nhập từ nước ngoài)
- Thuế suất với kinh doanh homestay là: 22% (trường hợp doanh thu > 20 tỷ), 20% (trường hợp doanh thu <= 20 tỷ)
Số thuế thu nhập homestay phải nộp trong kỳ tính thuế:
Số thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế xuất
Lệ phí môn bài
Căn cứ Thông tư số 302/2016/TT-BTC thì mức đóng thuế môn bài cho doanh nghiệp:
Vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ | Mức thuế môn bài cả năm |
Trên 10 tỷ đồng | 3 triệu đồng/năm |
Từ 10 tỷ trở xuống | 2 triệu đồng/năm |
Văn phòng đại diện, chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế khác | 1 triệu đồng/năm |
Như vậy trên đây kiến trúc AMD đã trả lời cho câu hỏi kinh doanh homestay có phải đóng thuế không? Và các loại thuế doanh nghiệp phải đóng khi kinh doanh homestay. Truy cập vào https://amdmodular.com/ để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!