Chủ nghĩa vị lai (Futurism) ra đời năm 1909 bởi nhà thơ Filippo Tommaso Marinetti, với lời kêu gọi cho sự phát triển của thế giới hiện đại và văn minh đô thị. Chủ nghĩa này cổ vũ cho sự sáng tạo, phá bỏ rào cản và thay đổi những quan niệm xưa cũ. Cũng vị vậy mà Vị Lai được xem như một làn gió mới mang âm hưởng của tương lai, về thế giới khoa học viễn tưởng. Chủ nghĩa này bắt đầu trở thành nghệ thuật và có những ảnh hưởng nhất định tới các lĩnh vực khác, trong đó có kiến trúc.
Vậy trong bài viết dưới đây, hãy cùng AMD đi tìm hiểu rõ hơn về Kiến trúc Vị Lai (Futuristic) và ảnh hưởng của xu hướng này với thế giới nhé!
Chủ nghĩa Vị Lai là gì?
Chủ nghĩa Vị Lai được khởi nguồn từ một nhóm các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhạc sĩ, kiến trúc sư, thiết kế đồ họa, thiết kế công nghiệp – những người đã quá chán ghét quy tắc, chuẩn mực của nghệ thuật xưa cũ và mong muốn theo đuổi sự tự do, mới mẻ. Xu hướng này đã trở thành trào lưu nghệ thuật phổ biến tại châu Âu với lời cố vũ cho sự phát triển của nền văn minh đô thị hiện đại cùng máy móc kỹ thuật, tốc độ và cả bạo lực.
Theo đuổi chủ nghĩa Vị Lai, các nghệ sĩ luôn khẳng định thái độ tôn sùng một cách cực đoan với hiện thực trẻ trung, năng động, mạnh mẽ, tôn sùng chủ nghĩa cá nhân và phủ định mọi giá trị truyền thống. Các tác phẩm của nghệ thuật Vị Lai luôn thể hiện được sự khao khát tự do, mang đến những góc nhìn mới mẻ, độc đáo một cách cuồng nộ. Trong các tác phẩm, sự chuyển động, thay đổi và tốc độ luôn được thể hiện một cách trực quan, dù là trên một bức ảnh tĩnh.
Để khắc họa chuyển động các tác phẩm thường sử dụng các đường cong và lặp lại các đường viền của vật thể trong quá trình thể hiện. Hình thức nhịp nhàng, xoáy đạt mạnh dần, màu sắc tươi sáng, rực rỡ chính là những gì thường thấy trong các tác phẩm theo chủ nghĩa Vị Lai, chúng đại diện cho ý chí mạnh bạo, sức trẻ, sự cuồng nhiệt đối với vạn vật.
Chủ nghĩa Vị Lai bắt nguồn như thế nào?
Năm 1909 tại Milan, nước Ý, nhà thơ Filippo Tommaso Marinetti đã viết nên Bản tuyên ngôn của Chủ nghĩa Vị Lai. Bản tuyên ngôn này được đăng lần đầu tiên trên nhật báo La gazzetta dell’Emilia của Ý vào ngày 05/02/1909.
Tiếp nối sau đó, ngày 20/02/1909, tạp chí Le Figaro của Pháp đăng lại nội dung Bản tuyên ngôn, đánh dấu sự có mặt của Chủ nghĩa Vị Lai trên bản đồ châu Âu.
Động cơ của việc khai sinh Chủ nghĩa Vị Lai phải kể đến đó là sự chán ghét đối với những giá trị cũ vốn gắn liền với thời kỳ Phục Hưng và La Mã cổ đại – một thời kỳ hoàng kim của nước Ý. Những người theo Chủ nghĩa Vị lai theo đuổi một thế giới trẻ trung, sáng tạo, vì thế cổ xúy cho những cải tiến về công nghiệp và máy móc, công nghệ – thứ mà được xem là phi đạo đức và phi truyền thống trong bản tuyên ngôn.
Mặc dù chỉ diễn ra trong một giai đoạn ngắn và được xem là cổ xuý cho những tư tưởng cực đoan nhưng sự xuất hiện của chủ nghĩa Vị Lai cũng cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đổi mới, sáng tạo, kéo con người ra khỏi những lối mòn suy nghĩ.
Cho đến ngày nay, Chủ nghĩa Vị Lai vẫn còn ảnh hưởng và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế, hội hoạ, đồ hoạ, kiến trúc, điêu khắc, nhiếp ảnh, điện ảnh,…
Xu hướng Vị Lai (Futurisic) trong thiết kế kiến trúc
Không chỉ là những bức tranh vẽ trừu tượng, nghệ thuật theo chủ nghĩa Vị Lai mà còn là cả bố cục và văn bản thể hiện được chiều sâu, sự chuyển động mạnh mẽ và một không gian khoáng đạt. Nhờ vậy mà các thiết kế dưới phong cách này mang một cái nhìn đầy lạ lẫm những cũng vô cùng mới mẻ, là nơi tác giả thỏa sức thể hiện sự sáng tạo trong thiết kế của mình.
>>> Xem thêm: Second home là gì? – Xu hướng nghỉ dưỡng an toàn cho gia đình bạn trong mùa dịch
Futuristic – Kiến trúc Vị Lai là phong cách thiết kế được lấy cảm hứng từ những tưởng tượng của con người về một thế giới tương lai xa xôi, với những công nghệ tiên tiến phát triển hiện đại và văn minh vượt trội. Đây hiện vẫn còn là một định hướng còn mới ở Việt Nam và không phải ai cũng có thể thực hiện được. Những gia chủ lựa chọn phong cách này thường là những người khá chỉn chu trong công việc và có gu thẩm mỹ cao cùng cá tính muốn chinh phục và mong muốn có một không gian sống thật sự khác biệt.
Trong thiết kế nội thất, phong cách Futuristic thường sử dụng các đường cong, cung tròn, tạo nét uốn lượn trong không gian kiến trúc. Các vật dụng nội thất đi kèm thường có thiết kế lạ mắt, mới mẻ, kết hợp cùng các thiết bị điện tử hiện đại.
Về màu sắc, phong cách này phá vỡ ánh sáng và tạo nên những mảng màu sắc mang tính tương phản cao, mang đến sự trẻ trung và cảm giác mãnh liệt. Có thể bắt gặp rất nhiều thiết kế sử dụng màu vẽ tạo thành một loạt các chấm hoặc dạng hình học mang đến sự độc đáo riêng.
Phong cách Futuristic cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng trong mẫu nhà modular S P A C E S9A. Không gian đậm chất khoa học viễn tưởng, có thể ví như một con tàu vũ trụ thu nhỏ với âm hưởng của sự phát triển công nghệ và mong muốn hướng tới tương lai.
Để theo dõi và cập nhật thêm các kiến thức thú vị về Xây dựng – Kiến trúc, hãy theo dõi AMD tại Website amdmodular.com hoặc Fanpage AMD Modular nhé.