Kinh doanh homestay đang là mô hình khởi nghiệp được nhiều bạn trẻ quan tâm bởi mức lợi nhuận siêu hấp hấp dẫn mà nó mang lại. Tuy nhiên không phải ai cũng xác định được hướng đi của mình sao cho đúng. Vậy làm sao để đi đúng hướng? Các bước kinh doanh homestay như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những câu hỏi này.
Vì sao khởi nghiệp kinh doanh homestay thất bại
Mặc dù kinh doanh homestay có khả năng sinh lời rất lớn nhưng không có nghĩa là không có thất bại. Dưới đây là một số nguyên nhân kiến bạn khởi nghiệp kinh doanh homestay thất bại.
Xây dựng mô hình homestay không đảm bảo yếu tố đẹp – độc – lạ
Với sự xuất hiện ngày càng dày đặc của nhiều homestay thời thượng thì mức cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt. Nếu homestay của bạn không độc đáo, không mới lạ và có sức cuốn hút đối với du khách thì rất dễ rơi vào tình trạng không có khách và không hoàn lại được vốn.
Thiết kế homestay không phù hợp với đối tượng khách hàng
Nếu chủ đầu tư không cần xác định đối tượng khách hàng của mình là ai, độ tuổi nào… và thiết kế homestay không phù hợp với họ thì rất dễ khiến họ không hài lòng. Nếu không nắm được yếu tố này thì muốn thu hút khách hàng đã là khó, chứ không phải nói đến việc giữ chân được họ. Vậy nên thất bại là điều không tránh khỏi được.
Ví dụ: Khách hàng mục tiêu của bạn là du khách nước ngoài, nhưng thiết kế giường ngủ trong homestay lại quá ngắn so với chiều cao của họ, có thể khiến họ khó chịu.
Thiếu nguồn vốn dài hạn
Kinh doanh homestay cần phải có nguồn vốn dài hạn. Chủ đầu tư cần xác định rõ để không phải bỏ cuộc giữa chừng. Trong quá trình kinh doanh có thể cần sửa chữa, đổi mới để tạo nên sự mới lạ, độc đáo phù hợp theo sự phát triển của thị trường, nhu cầu của du khách.
Thiếu hiểu biết liên quan đến luật, kinh doanh và marketing
Kinh doanh homestay là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Nếu như bạn không có hiểu biết về các kiến thức liên quan đến đăng ký kinh doanh, xây dựng homestay như thế nào để đảm bảo đúng luật thì rất khó để kinh doanh thành công.
Bất cứ ngành nghề kinh doanh nào nếu không có chiến lược kinh doanh, marketing phù hợp thì rất dễ thất bại.
Khách hàng không tự nhiên tìm đến homestay của bạn nếu như không có sự tác động của marketing. Vậy nên chủ đầu tư cần có sự hiểu biết về lĩnh vực này.
Những kiến thức về kinh doanh, về quản lý tài chính, nhân sự… là vô cùng cần thiết để hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru và hiệu quả.

Vậy làm sao để khởi nghiệp kinh doanh đúng hướng và thành công? Hãy xem ngay những lưu ý dưới đây.
Những lưu ý giúp khởi nghiệp kinh doanh homestay đúng hướng
Cần nghiên cứu về thực trạng thị trường homestay
Mục đích để bạn biết thời điểm nào là kinh doanh homestay phù hợp, nhu cầu của khách hàng như thế nào… Đặc biệt là trong thời điểm dịch covid – 19 đang diễn biến phức tạp. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng, vì vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt đầu khởi nghiệp dù là trong bất cứ lĩnh vực nào.
Xem thêm: Có nên đầu tư kinh doanh homestay – Cơ hội và thách thức
Lên kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh homestay chi tiết, tỉ mỉ
Có kế hoạch khởi nghiệp thì các bước đi của bạn sẽ được thực hiện thuận lợi hơn, tránh được các rủi ro.
Chuẩn bị nguồn vốn đảm bảo trong kế hoạch của bạn
Với bản kế hoạch, dự trù nguồn vốn cần phải có và chuẩn bị sẵn để không bị động trong nguồn vốn. Như vậy khi xây dựng homestay mới không bị gián đoạn.
Chuẩn bị nền tảng vững vàng
Các kiến thức liên quan đến luật pháp, marketing, quản trị và vận hành homestay là một yếu tố giúp bạn kinh doanh homestay tốt hơn. Khi có kinh nghiệm, nền tảng vững vàng thì sẽ tránh được rủi ro khi kinh doanh, giải quyết được vấn đề khi nó xảy ra.
Tạo ra điểm nhấn riêng biệt phù hợp với đối tượng khách hàng bạn nhắm tới
Bạn sẽ tạo ra một homestay độc đáo, đẹp mắt về hình ảnh hay một homestay có những dịch vụ thú vị hay kế hợp cả hai yếu tố trên. Dù là cách nào thì cùng cần có những điểm nhấn riêng biệt, để tạo được ấn tượng và thu hút đúng đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới.
Tham khảo ngay: Kinh nghiệm kinh doanh homestay – Những điều không ai nói với bạn để biết thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích
Các bước kinh doanh homestay để khởi nghiệp thành công
Bước 1: Chuẩn bị một nền tảng vững vàng (vốn và kiến thức)
Chủ đầu tư cần chuẩn bị nguồn vốn đáp ứng đủ các dự tính về chi phí khi kinh doanh homestay. Chi phí kinh doanh homestay bao gồm như: chi phí thuê, mua mặt bằng; chi phí xây homestay hoặc thuê nhà; chi phí thiết kế, mua sắm, trang trí nội thất, chi phí điện nước, chi phí vận hành homestay…
Kiến thức cơ bản về luật, marketing, quản trị, điều hành… homestay là yếu tố quan trọng giúp chủ đầu tư kinh doanh được thuận lợi, phát triển, thu hút nguồn khách hàng tiềm năng.
Bước 2: Lập một kế hoạch thật chi tiết
Chủ đầu tư cần lên kế hoạch chi tiết cho ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh homestay. Bản kế hoạch cần xác định rõ: địa điểm xây dựng ở đâu, quy mô homestay như thế nào, cách thức xây dựng ra sao, nguồn vốn là bao nhiêu, huy động từ đâu, ước tính các chi phí, đưa homestay vào hoạt động như thế nào, kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự…
Bước 3: Thực hiện
- Tìm kiếm, thuê (mua) mặt bằng
- Thủ tục pháp lý để xây dựng, kinh doanh homestay
- Xây dựng (sửa chữa), hoàn thiện homestay theo kế hoạch
- Thuê và đào tạo nhân viên
- Đưa homestay vào hoạt động
- Thực hiện các hoạt động marketing thu hút khách hàng
Bước 4: Đánh giá kết quả theo từng giai đoạn, để có phương hướng phù hợp hơn nếu cần
Sau khi homestay đã đi vào hoạt động, ở từng giai đoạn sẽ có nhiều vấn đề phát sinh thì chủ đầu tư cần phân tích vấn đề, có đánh giá chính xác, khách quan để điều chỉnh phương hướng phù hợp nhất.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn có thể có các thông tin hữu ích về hướng đi như thế nào là đúng khi khởi nghiệp kinh doanh homestay và các bước kinh doanh homestay cụ thể, chi tiết nhất. AMD luôn muốn chia sẻ đến các chủ đầu tư những kinh nghiệm hữu ích nhất. Nếu bạn vấn đề gì băn khoăn hãy truy cập vào website của chúng tôi https://amdmodular.com/ để biết thêm các thông tin hữu ích nhé!